Lại nói về
CÂY TU LÌNH
Đó là một loài cây ít cành, kiểu như cây
rau dền, cao từ 40cm – 90cm hoặc hơn. Lá thon dài từ 4cm tới > 10cm; hơi nhớt và giống lá đào. Mặt
trên lá xanh lục, mặt dưới hơi nhạt, mép lá không có răng cưa. Trồng bằng
phương pháp dâm cành. Tên khoa học gọi là “cây hoàn ngọc”. (trong sách
thuốc Nam
của dược sĩ Đỗ
Tất Lợi cũng có tên cây này). Quê
tôi người ta thường gọi là “cây huyết khỉ”, “cây tu lình” (tiếng dân
tộc), hay
là “cây liền da”, vì nếu không may bị trầy xước hoặc đứt tay, chảy máu; chỉ cần
lấy mấy lá, nhấm dập dạp hoặc vò nát rồi đắp vào vết thương, băng lại. Hôm sau
vết thương khô miệng, khỏi ngay.
Ngoài ra nó còn tác dụng tốt cho
chữa đau dạ dày hành tá tràng. Tôi có người bạn bị viêm loét dạ dày rất nặng,
đã phải mổ một lần, song ít lâu sau lại tái phát. Có người mách, ông chữa thử
bằng lá “huyết khỉ”. Hàng ngày ông ăn lá hai ba lần, mỗi lần dăm bảy lá (lá bánh tẻ), nhai sống rồi nuốt. Chừng 4 tháng sau, ông không thấy dạ dày
đau trở lại nữa.
Tôi
cũng bị đau dạ dày từ lâu, thậm chí cả đại tràng nữa. Buổi chiều đi làm về, lúc
chờ cơm thường phải lấy bàn tay xoa bụng. Mấy năm trước (từ 1999 trở
về trước) phải liên tục dùng tân
được chữa trị, nhưng chỉ đỡ. Ăn kém, sút cân. Từ 1999 đến 2004, tôi thường
xuyên dùng lá “cây huyết khỉ” thay rau nấu với mì tôm dùng cho bữa sáng. Thi
thoảng còn cho thêm mấy lá khoai lang, rau dền, mồng tơi. Bát mì thêm vị thơm,
nước ngọt, ăn rất ngon.
Từ đó tôi không đau lại, cả hai
bệnh dạ dày và đại tràng khỏi luôn.
2 – 2004
* Bài in trên báo NCT số 302
ngày 12 – 4 - 2004