CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NHÀ THƠ - NHẠC SỸ MAI XUÂN CHỨC
anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon
1 2 3 4

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

ĐỖ MÀ LO



                                                       ĐỖ MÀ LO ?


                   Vào mạng, biết được cô cháu ruột gọi bằng chú đỗ vào trường đại học sư phạm I, tôi hết đỗi vui mừng. Mừng vì cả phái nhà tôi thuộc chi họ Nguyễn Văn – thế hệ thứ 16 – đây là trường hợp đầu tiên đỗ đại học, mà là đại học sư phạm hẳn hoi. Thế là cháu đã nối tiếp truyền thống của làng khoa bảng. Từ thế kỷ thứ XVIII - XX, phần đông sĩ tử các thế hệ của làng đều theo nghiệp trồng người. Hiện nay cũng có đến 10% dân số của làng làm nghề giáo. Anh trai tôi ở quê chưa tin, vì cháu học bình thường,  lại chẳng “vào lò” ở thành phố ôn tập theo gợi ý của tôi bao giờ, nên bảo cứ chờ giấy báo mới ăn chắc...
                                                                   *
                                                               *       *
                    Dăm bảy mâm cơm thân mật mời những người thân trong gia đình liên hoan tiễn cháu gái tựu trường. Không khí thật vui vẻ đầm ấm. Tiệc tan, anh chị tôi có vẻ trầm ngâm, tư lự. Tôi bảo:
-         Ông bà và hai bác cứ yên tâm, em xin đảm nhận chỗ ăn ở và môi trường sinh hoạt, học tập cho cháu.
-         Cảm ơn chú thím, nhưng....
-         Thế hai bác còn việc gì nữa ạ?
-         .......
     Không ai nói gì. Một lúc sau bố tôi chậm rãi:
-         Bác ấy lo là lo khi cháu ra trường, lấy gì ra mà để chạy việc...
     Tôi động viên:
-         Có gì lớn lắm đâu mà bác đã phải lo sớm thế? Cô út nhà ta học xong thương mại, chẳng phải đã đi làm ngay ở Hà Nội đấy thôi.
-         Chú không biết đâu: ở quê học xong sư phạm, kiếm được chỗ dạy hợp đồng đã khó, còn thi công chức thì....
                       Bố tôi tiếp lời:
-         Con ông Kiên ở xóm Hạ đấy, ba năm là giáo viên giỏi cấp huyện; trước khi thi công chức, có người đến nhà bảo “mấy chục” là xong... Không nghe. Năm vừa rồi lại trượt... Nghe đâu cháu nó ra Hà Nội bán hàng cho một công ty nào đó...
           Anh tôi hăng lên:
-         Nhà bà Tỵ có hai mẹ con. Đứa con gái đã dạy trên Tây Bắc bốn năm trời, bà tính phải đưa bằng được về để còn lo việc gả chồng cho nó. Chỗ ấy thiếu giáo viên hẳn hoi, thế mà cũng phải mất đến “mấy chục?”.
                        Bà chị dâu góp:
-         Phải “mạnh” như nhà ông Tình, thằng Năm học dốt như...? Học sư phạm, năm nào bố cũng phải mang tiền lên trường để xin không lưu ban; chả hiểu thế nào, vừa rồi thi công chức lại được ngay, còn về gần nhà hẳn hoi!
                       Đã từng nghe về hiện trạng sinh viên học xong ra trường xin việc làm khó khăn là có thật, nhưng không phải ai cũng thế; càng không đến nỗi như mọi người nói. Tôi thưa:
-         Dạ! Đấy chỉ là những trường hợp cá biệt.
-         Chú thì lúc nào chẳng ngay thật. Chả thế mà họ bố trí chú làm việc ở viện nghiên cứu. Anh tôi ngắt lời. Chị dâu tôi như chẳng chịu thua:
-         Cô giáo Minh ở trường cấp II mới sướng chứ! Suốt tuần, suốt tháng, chỉ mỗi việc đánh trống vào học, ra chơi, tan lớp mà lương tháng cũng mấy triệu!
             Tôi cứ như lọt vào mê cung trận không có đường ra....
                                                             *
                                                        *       *
Tác giả tham gia cuộc thi kể chuyện 
Tấm gương đạo đức HCM

                   Trên đường lai cô cháu về Hà Nội nhập trường, tôi cứ lan man nghĩ không hiểu chuyện bố mẹ, anh chị tôi nới có phải thật như vậy không? Liệu quê tôi còn giữ được truyền thống nhiều người theo nghề dạy học? Nhưng điều chắc chắn là tôi sẽ đưa vào chương trình nghiên cứu của Viện tôi trong năm tới.